Từ 1/9 này, quy định mới về xử phạt người ngoại tình sẽ chính thức có hiệu lực. Qua đó, mức xử phạt này có thể lên tới 5 triệu đồng, cao hơn hẳn mức phạt cũ. Nhưng liệu chế tài xử lý này có đủ để răn đe?
Tăng mạnh mức xử phạt với người ngoại tình
Trong thời gian vừa qua, trên mạng xã hội xảy ra không ít lùm xùm về vấn đề ngoại tình của các cặp vợ chồng, các doanh nhân, các ngôi sao, “hot girls”, “hot boy”,...
Qua các ý kiến của cộng đồng, mức xử phạt cũ là quá nhẹ.
Mới đây quy định mới về ngoại tình được đề cập tới ở Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã,...
Theo quy định, các hành vi sau sẽ bị phạt từ 3 - 5 triệu đồng là các hành vi:
-
Đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn vào người khác, người chưa có vợ (hoặc chồng) mà kết hôn với người mình biết rõ là đang có chồng (hoặc vợ).
-
Đang có vợ hoặc chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.
-
Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
-
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Đây là mức phạt tăng cao hơn nhiều so với mức phạt trước đây ở khoản 1 Điều 48 nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 đối với các lỗi tương tự là từ 1 triệu tới 3 triệu đồng.
Mức xử phạt người ngoại tình mới liệu đã đủ tính răn đe?
Ngày nay ngoại tình là một vấn nạn của xã hội, gây suy đồi đạo đức, làm tan nát gia đình của biết bao người.
Dính vào ngoại tình những đôi tình nhân yêu nhau tha thiết rơi vào cảnh thù ghét nhau, thậm chí giết nhau “người chết người đi tù”.
Đây là một vấn nạn nhức nhối cần tìm chế tài phù hợp để đủ sức răn đe triệt để vấn đề.
Ngoại tình - Vấn nạn suy đồi đạo đức xã hội?
Ngày nay, xã hội dường như có những suy nghĩ quá phóng khoáng về ngoại tình.
Một phần do tư duy mới, một phần người ta đã quá quen với chuyện thiếu chung thủy ở cả phụ nữ và đàn ông.
Những câu chuyện “chúa tể của những chiếc vỏ”, “cao lên sau một đêm”,... dần thành những câu chuyện cười và trở nên quá phổ biến trong xã hội.
Người ta tìm đủ lý do biện minh cho sự thiếu chung thủy của mình như “vì yêu mà tới”, “tình yêu chưa bao giờ có lỗi”, “ngoại tình do bản năng chinh chiến”
Người ta lờ đi rằng vấn đề không phải cảm xúc mà là đạo đức của người trong cuộc.
Dù với lý lẽ, cách bao biện nào thì hành vi ngoại tình cũng là hành vi không có đạo đức.
Lựa chọn ngoại tình phản bội lại tình yêu gia đình người chồng (người vợ), chế tài xử phạt của nghị định 82 theo nhiều ý kiến là không đúng với tầm ảnh hưởng to lớn của việc ngoại tình.
Tình nghĩa vợ chồng nhiều khi còn keo sơn và gắn bó hơn tình cảm với cha mẹ hay con cái bởi vậy nhà Phật mới có câu “Tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng” ấy vậy mà chỉ vì một vài giây phút yếu lòng con người ta làm mất đi tình nghĩa đó.
Đồng ý là đàn ông nên yêu cái đẹp, phụ nữ cần được yêu thương. Tuy nhiên, ở bất kỳ quan hệ nào nên có giới hạn và con người thì nên kiểm soát hành động và suy nghĩ của mình.
Chế tài của Nhà nước dù nghiêm minh thế nào mà con người không có sự nhìn nhận và suy nghĩ đúng đắn thì vấn đề vẫn sẽ nhức nhối và khó giải quyết.
Tóm lại, cộng đồng mạng có nhiều ý kiến trái chiều, người muốn mức xử phạt người ngoại tình tăng gấp 10 lần mức phạt, có người muốn bỏ tù kẻ ngoại tình 1, 2, 3,.. 5 năm để “cho chừa”, “cho sợ”.